Sách Nói Làm Như Chơi – Minh Niệm
Nội dung
Audio Book Làm Như Chơi của Minh Niệm là sách nói hay về phát triển bản thân, tâm lý. Làm sao để chúng ta “vừa làm vừa sống” thay vì chúng ta phải làm xong việc rồi mới có thể sống, hoặc làm mãi mà quên sống? Sách hay với một số người nhưng sẽ là khó đọc với số khác. Cuốn này dành cho những ai thực sự muốn quay vào bên trong để tu thân, cho những ai quan tâm đến thiền và bước đầu tìm hiểu về phật giáo. Sách nói Làm Như Chơi tại Sách nói Online mang lại một cái nhìn mới về phật giáo và về thiền, làm chủ công việc và đời sống bằng năng lượng tỉnh thức. Lối viết ngắn gọn, súc tích, lời văn dung dị, dễ gần, rất phù hợp cho những ai muốn thấu hiểu hơn về bản thân.
Giới Thiệu Sách Nói Làm Như Chơi
Làm để làm gì?, Ta đang làm gì đây?, Làm cho ai?, Ta có sức mạnh không?, Ta đang hạnh phúc, ta có biết không?, Sao phải vội vàng?… Đó là những đề mục mà tác giả Minh Niệm đã sử dụng cho các bài viết trong cuốn sách Làm Như Chơi. Điều này không phải tình cờ bởi đây cũng chính là những câu hỏi mà không ít người đang đối diện. Sách nói Làm Như Chơi là kết quả sau một thời gian dạy thiền và tâm lý trị liệu ở trong và ngoài nước của tác giả Minh Niệm, đồng thời mong muốn đồng hành với những người bận rộn, làm cho họ có cuộc sống thư thái hơn, bình an hơn.Sau thời gian hướng dẫn các khóa thiền cho một số doanh nghiệp, nhận thấy những người bận rộn đến với thiền không quá khó khăn và còn gặt hái nhiều kết quả bất ngờ; chính điều đó đã khiến tác Minh Niệm quyết định viết nên cuốn sách để có thể tiếp tục đồng hành với họ trong những chặng đường kế tiếp. Tuy nhiên, đến với audio Làm như chơi, bạn đọc dễ dàng nhận ra, cuốn sách không chỉ dành cho giới doanh nhân mà dành cho tất cả mọi người; bởi những vấn đề được gợi ra trong cuốn sách là những vấn đề chung của tất cả mọi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Lắng nghe đúng nghĩa là phải để lòng lắng xuống rồi mới nghe. Nếu để cho cảm xúc hay cái đã biết rồi (thành kiến) chen vào thì nghe cũng bằng không, vừa không giúp được người đang có khó khăn vừa làm hư hại khả năng lắng nghe, sau này ta muốn nghe sâu điều gì cũng khó. Vậy trước khi thực tập lắng nghe, ta phải tĩnh tâm ít nhất là 5–10 phút. Trong khi lắng nghe phải luôn nhắc nhở mình thư giãn, theo dõi hơi thở, những tác ý (liên tưởng ý này qua ý khác), cảm giác, cảm xúc của mình. Khi phát hiện ra mình đang ngồi lắng nghe như một bức tượng do không còn muốn nghe hay không nghe nổi nữa, hoặc đang bị vọng tưởng kéo đi nơi khác, thì phải xin dừng lại.
Tác Giả Làm Như Chơi
Tác giả Minh Niệm tên thật là Lê Quốc Triều. Sinh năm 1975, tại Châu Thành, Tiền Giang, đã xuất gia và dành nhiều năm nghiên cứu, thực hành tư tưởng Phật giáo. Đến nay vẫn tiếp tục dạy thiền và tâm lý trị liệu ở trong và ngoài nước. Trước khi ra mắt sách Làm như chơi, tác giả Minh Niệm từng ra mắt tác phẩm Hiểu về trái tim xuất bản năm 2010, đến năm 2014 được bạn đọc bình chọn là cuốn sách yêu thích nhất trong cuộc bình chọn do Fahasa tổ chức.
Mặc dù là một Đại đức nhưng tác giả Minh Niệm có cách tiếp cận bạn đọc đầy gần gũi thông qua lối viết giản dị, chừng mực mang tính tâm tình. Nhờ vậy, đọc cả hai cuốn sách, bạn đọc dường như đã không còn cảm thấy khoảng cách giữa Đời và Đạo mà có sự giao hòa khăng khít. Sách Nói Online gửi đến các bạn Audio book Làm Như Chơi bên dưới. Chúc các bạn có những giây phút thư giãn khi nghe sách nói miễn phí tại Sách Nói Online!
Mục Lục Audio Book Làm Như Chơi
- Khổ Đau
- Hạnh Phúc
- Tình Yêu
- Tức Giận
- Chịu Đựng
- Ghen Tuông
- Tha Thứ
- Sòng Phẳng
- Nâng Đỡ
- Cô Đơn
- Hiến Tặng
- …
Nghe Sách Nói Làm Như Chơi – Minh Niệm
Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách Làm Như Chơi bản giấy để ủng hộ tác giả. Cùng nghe sách nói Làm Như Chơi và chia sẻ đến bạn bè người thân.
Review Audio Book Làm Như Chơi
Audio Book Làm Như Chơi gồm 80 bài viết mang đến những lời khuyên, những phương pháp, những bài thực hành đầy thực tế và bổ ích. Để từ đó giúp những người bận rộn có thể giải quyết những vướng mắc của mình để có thể “vừa làm, vừa sống” thay vì phải làm xong việc rồi mới có thể sống, hoặc làm mãi mà quên sống. Tức là “làm” và “sống” được nâng lên bằng nhau, bởi vì “làm” ở đây là mọi hoạt động của đời sống chứ không chỉ là công việc nghề nghiệp.
Mục đích của tập sách cũng được tác giả chia sẻ, là nhằm “cống hiến những phương thức để chúng ta “vừa làm vừa sống” thay vì chúng ta phải làm xong việc rồi mới có thể sống, hoặc làm mãi mà quên sống. Tức là “làm” và “sống” được nâng lên bằng nhau, bởi vì làm ở đây là mọi hoạt động của đời sống chứ không chỉ là công việc nghề nghiệp”. Đây là một quan niệm tích cực để ít ra cũng giúp bạn trẻ thu xếp cách làm việc sao cho giảm bớt áp lực và dù trong bất kỳ trường hợp công việc nào, cũng có thể qua đó cảm nhận cuộc sống đang được vận hành một cách bình thường.
Mỗi người chúng tôi đều có trải nghiệm của riêng mình. Riêng đối với tôi thì cảm nhận sâu hơn về Hạnh phúc. Tất nhiên đó không phải là tiền tài, danh vọng hay tình yêu ích kỷ mà người đời thường đeo đuổi, mà là xúc cảm về bình an trong lòng, xúc cảm yêu thương, xúc cảm trân quý cái hiện có – bây giờ, ở đây. Và hơn thế nữa, tôi hiểu rằng có cách để ai cũng làm được điều đó. Audio Làm như chơi, làm chủ công việc và đời sống bằng năng lực tỉnh thức của Thầy Minh Niệm đưa bạn đọc, bất kỳ là công chức hay doanh nhân, bất kỳ là trí thức hay nghệ sỹ, bất kỳ là công nhân hay nông dân, bất kỳ là còn trẻ hay đã có tuổi, đến thế giới quan vi diệu, Vipassana – Thiền tập từ thời Đức Phật, qua những câu chuyện đơn giản, dễ hiểu, để làm theo. Nếu bạn đủ kiên trì làm theo, tôi tin tưởng sâu sắc rằng, những điều kỳ diệu không ngờ sẽ đến với bạn!”
Nói về dòng suy nghĩ
“Triết gia Descartes có lần phát biểu: “Tôi suy nghĩ nên tôi có mặt”. Điều này không hợp lý, vì khi suy nghĩ thì tâm ta luôn bị cuốn trôi về tương lai hoặc quá khứ, dù có suy nghĩ về đối tượng trong hiện tại thì ta cũng bị chìm đắm vào dòng suy nghĩ. Chỉ có không suy nghĩ, không có bất cứ rác rến nào trong đầu, mới giúp ta có mặt một cách đích thực. Những giá trị màu nhiệm hiện hữu quanh ta, không thể dùng cái nhìn suy tưởng mà chạm vào được. Suy tưởng là vọng động. Dù có là những suy tưởng cần thiết, nhưng khi suy tưởng là ta lôi kinh nghiệm và kiến thức cũ kỹ để phủ lên đối tượng, làm xa rời đối tượng.”
Ta sẽ biến tất cả những đối tượng mà ta tiếp xúc thành một cặp với ta, để cảm nhận sâu sắc chúng. Khi ta đi trên con đường, ta với con đường là 1 cặp, khi ta uống trà, ta với nước trà là một cặp…Có lẽ từ lâu rồi ta đã bỏ quên nguồn năng lương vô giá mà đất trời luôn dành cho ta. Ta cứ loay hoay mãi với mớ năng lượng trồi sụt của mình. Bây giờ quyết tâm dừng lại, sống chậm lại và sâu sắc trở lại, tập nhìn, tập nghe, tập ngửi, tập ném, tập cảm nhận…
Về chuyện tư duy.
Thường khi tư duy ta chỉ nghĩ đến kết quả mà không quan tâm đến thái độ hay cách thức tư duy của chính ta, trong khi 2 điều này ảnh hưởng đến kết quả và ảnh hướng đến cuộc đời của ta. Vì vậy khi tư duy hãy giữ sự tỉnh thức, cảm nhận cơ thể, cảm nhận cảm giác và tiến trình tư duy của bản thân. Nếu quá khó tập trung hãy ghi chép lại. Điều đặc biệt là khi tâm ta vững chãi an nhiên, nhìn lại vấn đề ta sẽ không thấy nan giải như lúc trước nữa, thậm chí nó còn chẳng phải là vấn đề nữa. Vậy nên ta phải tu thân là vì đó đó.
Về việc giận
Khi giận là tâm ta đang có vấn đề, còn đối tượng bên ngoài chỉ là tác nhân thôi (Chứ không phải đối tượng đó có vấn đề nhé). Nếu nhìn thật kỹ vào một cơn giận, ta thấy nó luôn có sự điều khiển từ một nỗi sợ sâu thẳm bên trong. Sợ thua thiệt, sơ mất mát, sợ bị chê bai, sợ mất tự do…. Sợ quá nên mới phản ứng, mới tức giận. Thực ra nỗi sợ là có sẵn trong bản năng mỗi người, nhưng ta để nó bộc lộ ra bên ngoài như vậy là do nội lực ta suy yếu.
Một đời sống nhàng nhàng
Sự thỏa mãn làm hỏng cuộc đời ta. Ta chấp nhận hoàn cảnh dù không thấy giá trị của chúng. Ta không thấy vui sướng với cuộc sống hiện tại nhưng cũng không thấy khốn khổ. Ta thất vọng với chính mình nhưng sự bất mãn không đủ lớn để ta quyết tâm thay đổi. Có bi đát không? Ta có một công việc nhàng nhàng, nó không đủ làm cho ta thỏa mãn, nhưng lại vừa đủ để cho ta chi tiêu các khoản sinh hoạt thông thường và hưởng một vài tiện ích nho nhỏ, thế là ta bị vướng vào cái bẫy “nhàng nhàng”. Mãi sống trong giới hạn do bản thân đặt ra. Rồi ta sẽ tìm kiếm một lý do chính đáng nào đó để lý giải cho việc ta không sống theo ước mơ. Và mọi người sẽ bị thuyết phục bởi lý do đấy. Nhưng ta thì mãi sống trong xáo trộn nội tâm, vì ta không thể tự thuyết phục mình. Vậy muốn thoát khỏi cái bẫy đó, hãy sống tỉnh thức đi, rồi bạn sẽ biết mình phải làm gì.
“Tu thân là đào luyện cả thân lẫn tâm, cố gắng chấp nhận cảm giác khó chịu cần thiết, can đảm buông bỏ cảm giác dễ chịu không cần thiết, xử lý dễ dàng với những vọng động và cảm xúc tiêu cực, thấu hiểu và làm chủ được cái tôi. Nói tới tu thân là nói tới sự đào luyện khắc nghiệt”