Review Hành Trình Về Phương Đông (Baird T. Spalding) – Bí Ẩn Văn Hóa Phương Đông
Nội dung
Hành trình về phương Đông là một cuốn sách đan xen nhiều tầng lớp kiến thức triết học về con người, cái chết và ý nghĩa của cuộc sống. Đây chính là một cuốn sách giúp mở ra cho người đọc không chỉ là một góc nhìn mới về nếp sống tử tế, sự giàu có và hạnh phúc, mà còn thay đổi quan niệm của hàng triệu bạn đọc về thế giới tâm linh bên cạnh những thứ hiện hữu mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Mặc dù đã có tuổi đời gần một thế kỷ, thế nhưng đến nay sức hút của cuốn sách Hành trình về Phương Đông vẫn không hề giảm sút. Chính nội dung độc đáo và thú vị về văn hóa con người phương Đông mà tác giả Blair T. Spalding trình bày, đã lôi cuốn và thu hút không biết bao nhiêu thế hệ độc giả. Thậm chí cho đến bây giờ, tác phẩm vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi của rất nhiều người khi nói về những nội dung và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Hành Trình Về Phương Đông – Bí Ẩn Văn Hóa Phương Đông
Nội dung của cuốn Hành trình về Phương Đông xoay quanh câu chuyện của một nhóm những nhà khoa học, bao gồm các nhà tâm lý, nghiên cứu và cả tác giả đã có một chuyến hành trình dài sang Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Họ tiến hành nghiên cứu về nền văn hóa và những vấn đề tâm linh, siêu năng lực của những con người nơi đây. Trong suốt 10 chương của cuốn sách, tác giả đã trình bày về quá trình tìm hiểu và nghiên cứu hơn hai năm của họ tại khắp các địa điểm và ngôi chùa của Ấn Độ và nhiều vùng miền khác. Tại những nơi đó, họ đã rất nhiều lần bắt gặp và chứng kiến tận mắt các cảnh tuyên truyền mê tín dị đoan và mang hơi hướng lừa đảo của con người. Tuy là một cuốn sách nổi tiếng và phổ biến nhưng nó vẫn kén người hiểu và yêu thích. Cuốn sách này sẽ phù hợp với những người tìm hiểu tâm linh, chay tịnh. Nghe sách nói Hành Trình Về Phương Đông tại website Sách Nói Online – free audio books, sách nói miễn phí cho người Việt.
Trong cuốn sách, tác giả nêu rõ sự đối lập giữa hai nền văn hoá: Phương Đông thì quá nhiều lòng tin, còn phương Tây thì luôn muốn mọi thứ có logic, chứng minh bằng vật chất. Cả hai đều có khiếm khuyết và cần bổ trợ cho nhau. Cuốn sách như mở ra cầu nối giữa khoa học và minh triết, giúp thế giới hài hoà hơn. Những điều khoa học hiện đại chưa thể chứng minh thì các cao nhân Ấn Độ đã thấu tỏ từ hàng ngàn năm trước. Một số người chê bai cuốn sách này quá ảo, dẫn dắt và đầy mê tín. Nhưng cũng trong chính cuốn sách đã nói: “Bạn giống như một ly nước đầy, có rót thêm cũng chỉ tràn ra ngoài.” Vậy việc đầu tiên là phải đổ bớt nước ra, đồng nghĩa với việc loại trừ định kiến mới có thể thu thập thêm nhiều kiến thức.
Hành Trình Về Phương Đông – Khoa Học Và Tâm Linh
Nhân quả thường đến muộn nên ta nhầm tưởng rằng chúng không có thật. Nhưng có vẻ như cuốn sách đã đưa ra những lý luận khá hay để chứng minh nhân quả tồn tại, bằng cách so sánh sự tác động của mặt trăng đối với thuỷ triều, sự hoàn hảo về khoảng cách giữa trái đất, mặt trăng, mặt trời. Chiêm tinh học không khác gì một bộ môn khoa học nhưng đã bị lãng quên từ lâu. Nhân quả bị tác động bởi các vì sao chiếu mệnh và cũng thay đổi bởi chính tác động của bản thân. Cuốn sách này chứa đựng rất nhiều thông điệp tâm linh và triết lý giá trị, thế nên chỉ khi hiểu rõ về chúng thì bạn mới có thể cảm nhận hết ý nghĩa của cuốn sách một cách trọn vẹn hơn thay vì đọc sách như một độc giả bình thường. Dù có thể bạn không phải là người theo tôn giáo hoặc tin vào các vấn đề tâm linh, nhưng khi đọc cuốn sách này thì bạn vẫn bị thu hút bởi nội dung và cách mà tác giả truyền đạt. Tất nhiên xuyên suốt cuốn sách tác giả không hề cổ súy hay thuyết phục bạn phải tin và đi theo bất cứ tư tưởng đạo lí hay mê tín dị đoan nào. Mà thay vào đó chính là những giá trị thực tại của mỗi con người mà chúng ta đang theo đuổi trong xã hội này.
Tuy nhiên, chính nội dung của cuốn sách có phần “thực thực ảo ảo” trên lại khiến nhiều người nghi ngờ về tính trung thực của cuốn sách này. Nhiều chuyên gia và độc giả cho rằng chính tác giả đã hư cấu nên nội dung của cuốn hồi ký này, bởi lẽ với những dữ kiện và mốc thời gian trong cuốn sách đề cập lại không trùng khớp với với cuộc sống và thời gian hoạt động của tác giả ở ngoài đời. Cho đến nay mặc dù vẫn có những tranh cãi trên nhưng tác giả Baird Thomas Spalding cho đến khi qua đời vẫn chưa hề một lần đính chính và giải thích về tranh cãi này, khiến cho nội dung của cuốn sách vẫn chưa có được lời giải đáp thỏa đáng cho người đọc.
Lời kết
Thông qua cuốn sách này, người đọc vẫn sẽ được chiêm nghiệm và đúc kết được cho bản thân những triết lý sâu sắc về tâm linh rất thực tế và không hề ảo. Dù bạn là ai và có tin vào tâm linh hay không, thì những cốt lõi và giá trị cuộc sống mà bạn theo đuổi đó chính là Chân – Thiện – Mỹ. Đừng vì những giá trị và hạnh phúc ảo mà bạn đánh mất giá trị đích thực của bản thân.
Cái ham muốn ấy chỉ là ảo, lúc đạt được ta luôn có cảm giác hụt hẫng vì nó không phải cảm giác mà ta nghĩ trước đó. Hạnh phúc tạm bợ mà loài người luôn u mê chạy theo. Họ nghĩ đấy đã là khó khăn lắm rồi. Khó khăn lắm mới mua được căn nhà mà sao chẳng thấy vui? Hạnh phúc vĩnh hằng còn khó hơn gấp trăm ngàn lần nhưng khi đạt đến thì sẽ viên mãn đời đời.