Audio Book Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Audio-Noi-The-Nao-De-Duoc-Chao-Don-Lam-The-Nao-De-Duoc-Ghi-Nhan-sachnoi.cc-4

Audio Book Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Audio Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận sách nói kỹ năng giao tiếp hay. Nói chuyện không hề khó tuy nhiên trong vô số người lại có người nói chuyện vô cùng thông minh, hoạt bát, nói về vấn đề gì cũng khiến người khác thán phục và muốn tin tưởng. Vậy tại sao họ lại có khả năng như vậy, tất cả đều có bí quyết, khi bạn hiểu được tầm quan trọng của việc đối nhân xử thế, nắm được kỹ năng giao tiếp, làm việc thì luôn luôn được mọi người yêu quý và tín nhiệm khi đó thành công sẽ ngày càng một gần hơn. Sách Nói Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận tại Sách nói Online chứa đựng nhiều phương pháp thực tiễn và hữu ích về kỹ năng nói chuyện, kỹ năng làm việc, cách thể hiện bản thân cũng như từ chối những lời mời.

Giới Thiệu Sách Nói Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Có câu cách ngôn “Ở nhà nhờ bố mẹ, ra ngoài cậy bạn bè”, nói như vậy đủ hiểu quan hệ xã hội có vai trò quan trọng thế nào trong đời sống. Tuy nhiên quan hệ xã hội lại cũng là chuyện phức tạp nhất. Học ăn học nói học gói học mở là lời dặn con từ thuở lọt lòng. Dựa vào kiến thức tâm lí học, cuốn sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận giúp bạn phân định rõ hơn những chuyện nên nói, nên làm cũng như gợi ý cho bạn cách nói, cách làm khiến người khác thấy tâm phục khẩu phục.

Audio-Noi-The-Nao-De-Duoc-Chao-Don-Lam-The-Nao-De-Duoc-Ghi-Nhan-sachnoi.cc-3

  • Muốn thăng chức, muốn tăng lương, phải nói thế nào?
  • Muốn từ chối, lại sợ người khác phiền trách, phải làm thế nào?
  • Muốn lỗi hẹn, lại sợ người khác tức giận, phải làm thế nào?
  • Muốn chỉ trích, muốn bảo ban, lại sợ người ta tự ái, phải làm thế nào?
  • Muốn thay đổi giao ước, lại sợ bị tẩy chay, phải nói thế nào, làm thế nào?

Nhất cử nhất động đều tạo phản ứng dây chuyền, chuyện gì không được nói, hễ nói sẽ sai? Việc gì không được làm, hễ làm sẽ tiếc? Hãy học hỏi từ các bậc thầy chiến lược, nghe họ nói, xem họ làm, rồi bạn sẽ tỏa sáng. Muốn thành công trong xã hội, trước hết phải biết cách nói chuyện, bạn thấy đấy có biết bao nhiêu người học rộng tài cao, đạo đức tốt nhưng không giỏi ăn nói lại thua thiệt trong nhiều chuyện, có người vì không biết cách biểu đạt ý tưởng hay tình cảm của cá nhân mình mà để tuột mất cơ hội. Sách nói Nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận do Trịnh Tiểu Lan làm chủ biên sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn đó. Sách Nói Online gửi đến các bạn Audio book Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận bên dưới. Chúc các bạn có những giây phút thư giãn khi nghe sách nói miễn phí tại Sách Nói Online!

Audio-Noi-The-Nao-De-Duoc-Chao-Don-Lam-The-Nao-De-Duoc-Ghi-Nhan-sachnoi.cc-1

Nghe Sách Nói Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận




Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận2 bản giấy để ủng hộ tác giả. Cùng nghe Sách Nói Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận và chia sẻ đến bạn bè người thân. Ngoài ra bạn có thể vừa nghe sách nói vừa đọc online ebook Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận để thuận tiện hơn khi tiếp cận nội dung sách.
Nếu bạn cảm thấy Sách Nói Online mang lại lợi ích tích cực cho cuộc sống của mình, hãy mời tôi 1 tách cafe! 🙂  Buy me a coffeeBuy me a coffee

Review Audio Book Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Audio Book Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận được trình bày khá logic khi chia thành hai phần chính, trong mỗi phần gồm nhiều chương nhỏ tương ứng với từng cấp bậc trong quá trình giao tiếp và làm việc. Đầu tiên là kỹ năng nói để được chào đón sau khi có được cái nhìn thiện cảm hơn thì cần làm thế nào để được ghi nhận.

Audio-Noi-The-Nao-De-Duoc-Chao-Don-Lam-The-Nao-De-Duoc-Ghi-Nhan-sachnoi.cc-2

Nói thế nào để được chào đón
  • Điều đầu tiên và cũng được coi là bước đệm quan trọng nhất trong giao tiếp chính là hiểu được tâm lý của đối phương. Muốn hiểu được tâm lý của đối phương bạn có thể căn cứ vào các đặc điểm sau:
  • Thứ nhất, căn cứ vào thân phận địa vị của người nói chuyện: điều này với nhiều bạn trẻ thì luôn được coi là không đúng vì họ luôn cho rằng dù có địa vị ra sao chúng ta cũng nên bình đẳng, tuy nhiên sự thật không phải thế, khi bạn biết căn cứ vào thân phận và địa vị của đối phương để giao tiếp thì sẽ phù hợp với lễ nghi cũng như nhu cầu tâm lý của con người, một khi bạn thoả mãn nhu cầu tâm lý của người khác thì đương nhiên sẽ cải thiện mối quan hệ với những người xung quanh.
  • Thứ hai, căn cứ vào biểu cảm khuôn mặt của đối phương để nói chuyện: trong làm ăn buôn bán, cần nhìn biểu cảm khuôn mặt của đối phương để suy đoán tâm tư trong lòng họ. Khi nói chuyện cần quan sát một cách tế nhị biểu cảm khuôn mặt của đối phương, nếu chúng ta biết tâm lý nội tại của người khác và biểu cảm của họ để nói những lời khiến họ vui vẻ thì đương nhiên là rất tốt. Tuy nhiên, điều đó không đúng trong mọi trường hợp, bạn phải biết cách linh hoạt vận dụng nó.
  • Thứ ba, căn cứ vào tính cách của đối phương để nói chuyện: trong xã hội mỗi người có một tính cách riêng biệt, có người tính tình vui vẻ hoạt bát, cũng có người nóng nảy, có người lại lầm lì, ít nói, có người thích sự ồn áo, có người lại yêu sự yên tĩnh. Tuỳ thuộc vào tính cách mỗi người, mà ta có cách ứng xử sao cho hợp lý.
  • Thứ tư, căn cứ vào trình độ văn hoá của đối phương để nói chuyện: chúng ta phải học cách quan tâm tới cảm nhận của người khác một cách khéo léo và tinh tế, căn cứ vào trình độ văn hoá của mỗi người để lựa chọn phương thức nói chuyện thích hợp.
  • Thứ năm, căn cứ vào sở thích, hứng thú của đối phương để nói chuyện. Trong giao tiếp không tránh khỏi những lúc sơ ý vạ miệng nói những lời không hay, vì thế cần rèn luyện tài ăn nói để không đắc tội với người khác.

Thực tế, khi có tranh chấp xảy ra con người có khuynh hướng dùng lời nói kịch liệt để áp đảo người khác, tạo tâm lý thoả mãn và hài lòng cho bản thân, tuy nhiên tranh chấp không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến cả hai rơi vào vòng luẩn quẩn. Để có thể giải quyết tranh chấp cần dùng khẩu khí ôn hoà để thương lượng, khi bạn ý thức được đối phương đang muốn tranh chấp nên đồng ý với sự phê bình của họ, khi đó bạn được nhìn nhận với con mắt thân thiện hơn và dễ dàng đưa ra ý kiến của cá nhân mình.

Đứng trên lập trường của đối phương để nói chuyện

Nếu bạn có thể đứng trên lập trường của đối phương để nói chuyện thì thiện cảm mà bạn nhận được sẽ tăng lên gấp bội, thay vì nói “mình nghĩ rằng” thì nên nói “nếu mình là cậu” hay thay từ “mình” bằng “chúng ta” hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Trong cuộc sống, sẽ có lúc chúng ta cảm thấy khó xử cũng như gây nên sự khó xử cho người khác, vì thế nếu bạn để ý giữ thể diện cho đối phương khi nói chuyện thì đối phương cũng giữ thể diện cho chúng ta.

Chắc hẳn các bạn đã nghe đến cụm từ “ngôn ngữ cơ thể”, đúng vậy ngôn ngữ cơ thể có thể rút ngắn khoảng cách đôi bên, ngôn ngữ cơ thể có tác động mạnh mẽ đến tới cảm xúc của người khác, bạn có thể đơn giản nở một nụ cười thân thiện hay dang rộng đôi tay khi chào đón đối phương thay vì im lặng và đứng khoanh tay một chỗ.

Audio-Noi-The-Nao-De-Duoc-Chao-Don-Lam-The-Nao-De-Duoc-Ghi-Nhan-sachnoi.cc-4

Bạn có từng nghe đâu đó nói rằng, gây ấn tượng với người lần đầu gặp chỉ với 6 giây chưa? Có vẻ không thực tế lắm phải không, tuy nhiên điều đó hoàn toàn có thật, việc bạn làm là cần nói tốt câu đầu tiên, có thể là một lời hỏi thân chân tình, hay câu nói nào đó gợi được sự cộng hưởng của đối phương, khiến đối phương dễ dàng tiếp cận bạn hơn. Khi đang trong một cuộc nói chuyện, có khi nào cả hai im lặng vì không biết phải nói điều gì tiếp theo không? Bạn biết đấy, người biết tìm chuyện để nói mới làm người có bản lĩnh đấy, bạn có thể lựa chọn thông qua một số cách thức sau đây:

  • Đặt ra một tình huống, khiến đối phương trả lời một cách không đề phòng, cho dù rất ngắn gọn.
  • Nhất định phải khen ngợi, không ai từ chối lười khen cả.
  • Tạo ra một vài thông tin hoàn toàn không liên quan tới đối phương, khiến đối phương không hiểu và không biết phản bác như thế nào. Như thế, quyền chủ động sẽ nằm trong tay bạn, chỉ cần thái độ của bạn nghiêm túc, thì chắc chắn bạn nói gì đối phương cũng tin.

Ngoài việc tìm chuyện để nói thì việc khơi dậy ham muốn nói chuyện của đối phương được xem như thành công trong giao tiếp, muốn khơi dậy ham muốn nói chuyện của đối phương bạn phải thực sự quan tâm tới đối phương, bắt đầu từ chính hứng thú của đối phương, dẫn dắt họ nói chuyện…

Làm thế nào để được ghi nhận

Cũng giống như trong khi nói chuyện, câu nói đầu tiên rất quan trọng thì việc tìm hiểu người khác trong một phút cũng vậy. Học cách thăm dò ý tứ qua lời nói và sắc mặt của đối phương, trong một cuộc nói chuyện con người rất dễ vô tình để lộ cảm xúc của mình, chúng ta có thể dùng khoảng thời gian đó để nhanh chóng nhìn ra suy nghĩ cũng như khí chất của người nói chuyện. Ngoài nói chuyện để nhìn ra suy nghĩ của đối phương, chúng ta còn có thể thông qua tốc độ và ngữ khí để đoán được suy nghĩ của họ. Người tự tin khi nói chuyện thường dùng khẳng định, còn người thiếu tự tin hoặc tính cách mềm yếu khi nói khá chậm, giọng thấp,…

Hiệu ứng định hình (Stereotype effect) nghĩa là: Khi chúng ta nhìn thấy một người, chúng ta thường căn cứ vào vẻ ngoài và đặc điểm hành vi của đối phương để phán đoán họ, đồng thời dùng trực giác của mình đánh giá người đó, phán đoán như vậy rất dễ không chính xác. Bạn cần đề phòng “mũi tên” phía sau nụ cười, khi giao thiệp với người khác cần chú ý chừng mực, không nên quá thân mật, tiết lộ chuyện riêng tư đề phòng bị hãm hại. Đừng để người khác nhận ra là bạn đã hiểu tâm tư của họ, rả vẻ ngốc nghếch thật sự, đó mới là trí tuệ, như vậy vừa có thể khiến đối phương tìm được lối thoát lại khiến họ thêm quý mến mình, đồng thời đạt được mục đích của bản thân. Một điểm quan trọng trong giao tiếp nữa đó chính là xây dựng hình tượng xã giao có sức lôi cuốn.

Mặc dù đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài là không chính xác, nhưng không thể phủ nhận con người thích nhìn nhận và có xu hướng nhìn nhận người khác qua vẻ bề ngoài. Ấn tượng trong lần đầu giao lưu sẽ lưu lại rất dài trong cuộc sống sau này, nó ảnh hưởng tới sự phán đoán và đánh giá chủ quan của con người. Vì thế, bạn nên chú trọng hình dáng cử chỉ, khi cần có thể nhờ đến thiết kế chuyên nghiệp…

Đọc Online Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận PDF

Đọc online Ebook Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận trên máy tính, laptop hiển thị rõ nhất khi zoom tỷ lệ thích hợp (Window width, 75%…). Trên điện thoại Iphone, Android đọc online Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận PDF hiển thị rõ nhất ở chế độ màn hình ngang.


Trong cuộc sống, không khó tránh khỏi những lúc khó xử, khi đó bạn có thể dùng cách tự trào để giải vây, nếu như hài hước là trí tuệ sâu sắc nhất, thì tự trào còn là ranh giới cao nhất của sự hài hước. Tự trào không phải biểu hiện của thiếu tự trọng mà là của sự tự tin và thông minh.

Trong tâm lý học, cho dù con người thuộc thân phận nào thì cũng đều hy vọng bản thân có thể nhận được sự chào đón của người khác. Bạn chủ động hỏi han đối phương, đối phương sẽ cả thấy bản thân được chú trọng, sẽ muốn ở cạnh bạn.

Trong công việc cần phải thận trọng từng bước một. Nhất định bạn không được tỏ ra thông minh hơn lãnh đạo, phải biết cách giữ thể diện cho lãnh đạo, cho thấy bản thân mình là một người tài có thể uốn nắn chứ không phải người có dã tâm chiếm lấy vị trí của cấp trên…

4.9/5 - (43 votes)
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Sách Nói Nên Nghe

error: