Sách Nói Sổ Tay Chứng Khoán

Sach-Noi-So-Tay-Chung-Khoan-audio-book-sachnoi.cc-002

Sách Nói Sổ Tay Chứng Khoán

Audio Book Sổ Tay Chứng Khoán là sách nói về đầu tư chứng khoán gồm: các khái niệm cơ bản, cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán, các loại thị trường chứng khoán, vai trò của các chuyên gia, nhà môi giới, nhà tạo lập thị trường, giao dịch chứng khoán, các nguyên tắc hoạt động trong thị trường, chuyển nhượng chứng khoán, các kiến thức về cố phiếu… Sách nói Sổ Tay Chứng Khoán tại Sách Nói Online là audio book hay, dễ tiếp thu giúp bạn cải thiện nhanh chóng được kết quả đầu tư chứng khoán của mình.

Giới Thiệu Sách Nói Sổ Tay Chứng Khoán

Sổ tay chứng khoán là tài liệu chứng khoán mang đến cho bạn những kiến thức toàn diện về thị trường chứng khoán và các kỹ năng phân tích chứng khoán. Sổ tay chứng khoán còn đề cập đến các hỏi đáp thắc mắc thường gặp trong lĩnh vực chứng khoán như cổ phiếu ngân quỹ là gì? Xác định tham chiếu của chứng khoán niêm yết? Một phần nữa liệt kê các thuật ngữ sử dụng trong chứng khoán trong để bạn tiện tra cứu và tìm hiểu.

Sach-Noi-So-Tay-Chung-Khoan-audio-book-sachnoi.cc-001
Sách Nói Sổ Tay Chứng Khoán

Sách nói Sổ Tay Chứng Khoán được xem như bước khởi đầu thuận lợi để bạn trở thành nhà đầu tư chứng khoán giỏi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tài liệu phân tích chứng khoán với các nội dung về việc chọn lựa nguồn đầu tư, cách đầu tư để mang lại lợi nhuận cao nhất, cách nắm bắt, phân tích thị trường… Nội dung của audio Sổ tay chứng khoán: Kiến thức về thị trường chứng khoán, cổ phiếu, giao dịch Các câu hỏi và thắc mắc thường gặp trong chứng khoán Từ điển chứng khoán hay sử dụng Giúp đầu tư chứng khoán thành công. Sách Nói Online gửi đến các bạn Audio book Sổ Tay Chứng Khoán bên dưới. Chúc các bạn có những giây phút thư giãn khi nghe sách nói hay, hoàn toàn miễn phí tại Sách Nói Online!

Mục Lục Audio Book Sổ Tay Chứng Khoán

KIẾN THỨC CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN
Tổng quan về Thị trường Chứng khoán
Giới thiệu về trái phiếu và cổ phiếu
Các đặc tính của trái phiếu chuyển đổi
Phát hành CK lần đầu ra công chúng (IPO)
Các hệ số hoạt động
Chuyển nhượng cổ phần và thị trường chứng khoán
Báo giá chứng khoán: Cách báo giá và hiệu lực của giá
Các chỉ số chứng khoán “nói” gì?
Bản cáo bạch
Quỹ đầu tư và Cty quản lý quỹ trong việc chuyển đổi các tổng Cty NN
Cần phân biệt rõ khái niệm cổ phiếu thưởng
Nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu
Cầm cố chứng khoán
Một số điều cần biết về lưu ký chứng khoán
Các công cụ phái sinh
KIẾN THỨC CHỨNG KHOÁN NÂNG CAO
Tham gia vào hệ thống giao dịch chứng khoán
Định giá cổ phiếu
Phân tích – dự báo giá cổ phiếu
Phân tích thông tin tài chính

Sach-Noi-So-Tay-Chung-Khoan-audio-book-sachnoi.cc-3

Nghe Sách Nói Sổ Tay Chứng Khoán




Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách Sổ Tay Chứng Khoán bản giấy để ủng hộ tác giả. Cùng nghe sách nói Sổ Tay Chứng Khoán và chia sẻ đến bạn bè người thân.

Sơ Lược Audio Book Sổ Tay Chứng Khoán

Nếu bạn là một người mới và đang muốn tìm hiểu về chứng khoán thì cuốn sách Sổ tay chứng khoán audio  dành cho bạn. Lối viết đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam là những gì mà cuốn sách này thể hiện. Nhưng nếu bạn đã là người tham gia đầu tư chứng khoán và đã có kinh nghiệm, cuốn sách này cũng đáp ứng được nhu cầu nâng cao kiến thức của bạn. Một phần làm cho sách nói Sổ tay chứng khoán trở nên đặc biệt so với các cuốn sách dịch là nó rất phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam. Những kinh nghiệm của những người đi trước là những bài học không thể tuyệt vời hơn để bạn học tập. Sổ tay chứng khoán audio cũng đề cập đến việc chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM, hay các lỗi thường gặp phải ở người mới tham gia… Có thể nói đây là audio cẩm nang về chứng khoán rất đáng nghe.

Sach-Noi-So-Tay-Chung-Khoan-audio-book-sachnoi.cc-002
Audio Sổ Tay Chứng Khoán
Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề

Trên thị trường chứng khoán (TTCK) có nhiều nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu (CP) xuất phát từ nhưng mẹo do bạn bè mách bảo, các cú điện thoại của nhà môi giới hay nhưng đề xuất của một nhà phân tích nào đó. Họ thường mua CP khi thị trường đang trong giai đoạn nóng bỏng, đến lúc thị trường trở lạnh, họ rất dễ hoảng loạn, bán tháo số CP nắm giữ để rồi hứng chịu một khoản thua lỗ. Đó là câu chuyện rất điển hình về những nhà đầu tư mới vào nghề.
Đầu tư chứng khoán về cơ bản là một quá trình bao gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Chọn lựa CP

Bước đầu tiên trong việc chọn lựa một CP là bắt đầu theo dõi diễn biến các CP. Đặt một CP vào danh sách theo dõi (Watch list) sẽ làm tăng sự chú ý của bạn đối với CP đó. Thật hiếm khi bạn tìm được một CP nào đó rồi mua ngay tức thì. Một danh sách quan sát là mấu chốt để lựa chọn CP thành công.
Nếu bạn theo trường phái phân tích kỹ thuật, thì khi đó diễn biến giá CP là lý do chính của việc lựa chọn một CP đó để theo dõi. Còn nếu bạn theo trường phái phân tích cơ bản, thì tin tức về thu nhập hay bất kỳ một tin tức nào khác về công ty lại là lý do chính để bạn quan tâm đến CP này.

Một khi CP đã nằm trong danh sách theo dõi, bạn có thể so sánh diễn tiến giá cả của CP đó với diễn tiến giá cả của các CP khác. Bạn cũng có thể tìm thấy các thông tin khác liên quan đến CP đó nhằm giúp bạn có cơ sở để ra quyết định.
Nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật có thể quan tâm đến việc tìm kiếm các thông tin có tính kỹ thuật về CP. Liệu CP có diễn biến giá cả giống như trong quá khứ không? Xu hướng giá CP trong 13 tuần, 26 tuần hay 52 tuần gần đây nhất là đi lên hay đi xuống? So với lúc bắt đầu được đưa vào danh sách, CP đó tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?

Nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản sẽ tìm kiếm tin tức, các bản bảo cáo thu nhập, báo cáo ngành hay báo cáo của nhà phân tích nhằm tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, khi chọn lựa CP để theo dõi, cách tốt nhất là các nhà đầu tư nên kết hợp các thông tin về phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật để xem liệu CP đó có đáng được theo dõi hay không.
May mắn lắm bạn cũng chỉ chọn được 2 đến 3 CP tốt trong số 10 lần chọn. Bởi vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy các CP giảm giá sẽ chiếm đa số trong danh sách theo dõi. Cần lưu ý rằng, chỉ nên đưa những CP tốt nhất trong danh sách theo dõi vào danh mục đầu tư của bạn.

Bước 2: Chấp nhận vị thế

Chấp nhận vị thế là công việc khá đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với nhà môi giới và thực hiện giao dịch. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều. Trước tiên là loại giao dịch mà bạn thực hiện: đoản hay trường (short or long). Mặc dù xu hướng chung của giá CP là đi lên nhưng bất kỳ ai đã từng mắc phải một vị thế thua lỗ đều có thể hiểu rằng, trong ngắn hạn CP có nhiều khả năng đi xuống hơn là đi lên.

Nhìn chung, bạn nên tránh nhưng vị thế đoản (vị thế bán non). Chúng ngốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng cơ hội dành cho vị thế đoản lại rất hiếm hoi. Nếu bạn thực hiện vị thế đoản, bạn cần phải giám sát vị thế đó cẩn thận gấp đôi so với vị thế trường.

Kế đến là việc chọn lựa nhà môi giới. Nếu bạn là một nhà đầu tư tư nhân bạn có lẽ chỉ cần đến một nhà môi giới phần dịch vụ (discount broker). Đây là nhà môi giới cung cấp dịch vụ cơ bản nhất cho bạn, tức là chỉ thực hiện lệnh giúp bạn và ăn hoa hồng.

Bước 3: Giám sát vị thế

Giám sát các vị thế đã thực hiện là phần quan trọng nhất của quá trình đầu tư. Tất cả những thông tin và sự điều tra nghiên cứu đưa bạn đến chỗ ra quyết định giao dịch. Giám sát vị thế là lúc bạn theo dõi và đánh giá quyết dịnh đầu tư của mình. Khi vị thế đó nằm ở vị trí bấp bênh giữa lỗ và lãi, bạn cần phải hết sức chú ý đến những vị thế này. Khi CP mà bạn chọn tăng giá đều đều và bạn có cơ sở để tin rằng, đó là CP tốt thì bạn nên tính đến chuyện mua thêm CP này. Nếu CP mà bạn chọn giảm giá liên tục bạn cũng nên cân nhắc bán đi CP đó nhằm hạn chế thua lỗ.

Bước 4: Kết thúc vị thế

Nhà đầu tư thường bán CP khi giá CP đạt đến mức giá mục tiêu (target price) hay CP không diễn biến theo như mong đợi của anh ta. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư không biết bán khi nào và bán như thế nào để kết thúc một vị thế và mang lại kết quả tốt nhất.
Thông thường, bạn nên bán CP khi những nhân tố cơ bản cho thấy sự sa sút đáng kể, chắng hạn như, thu nhập và lợi nhuận công ty giảm sút trong nhiều năm liền, thị phần thu hẹp dần do cạnh tranh gay gắt hay nội bộ ban giám đốc luôn lục đục… ”

4.9/5 - (58 votes)
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Sách Nói Nên Nghe

error: