Sách Nói Trong Vòng Sinh Diệt – Achaan Chah
Nội dung
Audio book Trong Vòng Sinh Diệt là một cuốn sách tâm linh sẽ mang lại cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về các ý niệm vô thường và vô ngã trong Phật giáo. Trong cuốn sách này Ajahn Chah có lối thuyết giảng rất giản dị. Ông lấy những ví dụ đời thường để giải thích về chân lí. Nghe hài hước, mà thấm thía vô cùng. Mặc dù chủ đề là diễn giải những chân lý của Phật, nhưng quyển sách không nặng màu Phật Giáo, không trích kinh kệ, nên đọc rất thoải mái. Sách nói Trong Vòng Sinh Diệt sẽ là quyển sách nhắc bạn nhớ về vô thường, khổ và vô ngã, để có vài phút tìm lại chút thanh tịnh giữa đời sống hối hả hàng ngày.
Giới Thiệu Sách Nói Trong Vòng Sinh Diệt
Cuốn sách Trong Vòng Sinh Diệt tập hợp những bài thuyết giảng của Ajahn Chah do Paul Breiter biên tập. Cuốn sách sẽ mang lại cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về các ý niệm vô thường và vô ngã trong Phật giáo. Theo Ajahn Chah, hiểu về lẽ vô thường là trọng tâm ban đầu của quá trình tu tập. Sách Trong vòng sinh diệt đây là chìa khóa để mở ra cánh cửa dẫn chúng ta vào hành trình tâm linh.Được sinh ra trong thế giới này, chúng ta đều phải đối mặt với nhiều đau khổ đến từ sinh, lão, bệnh, tử. Bởi mọi sự vật trên đời không tồn tại mãi. Có xuất hiện thì sẽ có kết thúc. Kết thúc rồi lại xuất hiện. Vạn sự vô thường. Do vậy, Đức Phật dạy chúng ta không nắm giữ bất cứ điều gì. Nếu giác ngộ, chúng ta sẽ có được sự yên bình. Yên bình đến từ sự buông bỏ, buông bỏ đến từ sự thông tuệ, và thông tuệ đến từ giác ngộ chân lý vô thường và vô ngã, khi chúng ta trải nghiệm và nhận ra chân lý này trong cuộc đời.
Tác Giả Trong Vòng Sinh Diệt
Ajahn Chah được xem là một trong những vị thầy tâm linh xuất chúng trong thời đại của ông, đã khích lệ và hướng dẫn vô số người trong pháp môn thiền quán và lối sống Phật giáo. Ông dành trọn cuộc đời xuất gia bình dị để truyền đạt những giáo lý của Đức Phật đầy trí huê, tính khôi hài, và lòng nhân ái.
Với những lời dạy sáng suốt và lối diễn đạt khôi hài, Achaan Chah đã giúp cho những đầu óc phương Tây đạt đến nội tâm an lạc của sự buông bỏ. Sách Nói Online gửi đến các bạn Audio book Trong Vòng Sinh Diệt bên dưới. Chúc các bạn có những giây phút thư giãn khi nghe sách nói hay, hoàn toàn miễn phí tại Sách Nói Online!
Nghe Sách Nói Trong Vòng Sinh Diệt – Achaan Chah
Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách Trong Vòng Sinh Diệt bản giấy để ủng hộ tác giả. Cùng nghe sách nói Trong Vòng Sinh Diệt và chia sẻ đến bạn bè người thân.
Nếu bạn cảm thấy Sách Nói Online mang lại lợi ích tích cực cho cuộc sống của mình, hãy mời tôi 1 tách cafe! 🙂 Buy me a coffee
Review Trong Vòng Sinh Diệt Audio
Những lời dạy của Sư Ajahn Chah, một bậc thầy vĩ đại của Thiền phái tùng lâm Thái Lan, luôn là những câu sấm sét. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được một cách sâu sắc những lời giáo huấn này. Chúng phù hợp hơn cho các thiền sinh miên mật hoặc những ai có mong muốn thực sự giải thoát tâm trí của bản thân.
– Đầu tiên chúng ta phải thấy được vô thường, khổ đau và vô ngã như là bản chất của tâm. Nhưng thật ra thì ở đó không có gì cả. Trống rỗng. Chúng ta thấy mọi thứ sinh ra và mất đi, nhưng thực sự không có gì sinh ra và mất đi hết. Chúng ta thấy chúng sinh ra và kết thúc nhờ vào nhận thức và khái niệm… Chúng không đơn thuần sinh ra và mất đi. Kết quả là bạn sẽ nhận diện được chân tâm. Bạn sẽ trải nghiệm sự sinh ra và mất đi, nhưng bạn sẽ không bị thu hút vào hỷ lạc và do đó sầu bi không thể đi theo chúng ta được.
– Ajahn Chah không hay giới thiệu sách hoặc cách tập luyện nhiều, đặc biệt là cho những đệ tử phương Tây. Ông sẽ yêu cầu: “Các con đã học cả đời rồi, nó đã đưa các con tới đâu?” và ông thường nói: “Nếu con đã có bằng cử nhân, con sẽ đau khổ ở mức cử nhân. Nếu con có bằng thạc sĩ, con sẽ là thạc sĩ của khổ đâu. Nếu con cso bằng tiến sĩ, con sẽ đau khổ bằng mức tiến sĩ.” Tuy ông luôn thấm đẫm những chỉ dẫn cơ bản nhất bằng niềm vui của mình, nhưng đôi khi ông nói ra những điều họ không muốn nghe.
– Trong khi tu thiền, chúng ta rèn luyện để phát triển niệm thức, nhờ vậy chúng ta luôn luôn giác ngộ. Dùng năng lượng và lòng kiên trì, tâm có thể trở nên kiên định. Sau đó dù có trải nghiệm bất cứ điều gì, có thể hay không thể tán đồng, và dù là hiện tượng thần kinh nào như phản ứng trước vui mừng, hay từ chối, thì chúng ta cũng sẽ nhận thấy chúng rõ ràng. Hiện tượng là một chuyện và tâm là một chuyện khác. Chúng là những vấn đề khác nhau.
– Khi có điều gì liên hệ đến tâm và thấy vui, chúng ta sẽ theo đuổi nó. Khi có chuyện không vui, chúng ta muốn trốn khỏi nó. Đó là không thấy đuwojc tâm, mà chỉ chạy theo hiện tượng. Hiện tượng là hiện tượng, tâm là tâm. Chúng ta phải phân biệt chúng và nhận diện tâm là gì, hiện tượng là gì. Sau đó chúng ta sẽ thấy thanh thản.
– Khi có người nói chuyện gay gắt khiến chúng ta nổi giận, đó có nghĩa là chúng ta đang bị ảo tưởng bởi hiện tượng, và đi theo chúng tâm bị kẹt trong những khách thể của nó và theo sau những trạng thái của nó. Xin hãy hiểu rằng tất cả những gì chúng ta trải nghiệm bên trong hay bên ngoài bản thân không có gì ngoài những thứ giả tạo. Chúng không chắc chắn, không thật, và nếu theo đuổi chúng, chúng ta sẽ lạc lối. Phật muốn chúng ta thiền và thấy được chân lý của chúng, chân lý của thế giới. Thế giới là một hiện tượng của sáu giác quan; hiện tượng là thế giới.
– Khi những khách thể của tâm xuất hiện, dù là nội tâm hay bên ngoài, đó chính là những gì chúng ta gọi là những hiện tượng giác quan hay hoạt động tinh thần. Người nhận biết được hiện tượng được gọi là – à, bạn muốn gọi nó là gì cũng được, bạn có thể gọi nó là “tâm”. Hiện tượng là một chuyện, và người nhận biết được nó lại là chuyện khác. Nó giống như con mắt và những dạng hình mà nó thấy. Con mắt không phải là khách thể và những khách thể không phải là con mắt. Tai nghe được âm thanh, nhưng tai không phải là âm thanh và âm thanh không phải là tai. Khi có sự kết nối giữa hai thứ, thì những sự việc xuất hiện.
– Dharma ở đâu? Toàn bộ Dharma đang ngồin ngay bên cạnh chúng ta. Dù bạn trải nghiệm điều gì thì đúng vậy, đó chính là Dharma. Khi bạn già đi, đừng nghĩ là đang có chuyện gì không ổn. Khi lưng bạn bị đau, đừng nghĩ đến loại sai lầm nào. Nếu bạn đang đau khổ, đừng nghĩ vậy là sai. Nếu bạn vui vẻ, đừng nghĩ vậy là không phải.
– Tất cả những điều này là Dharma. Đau khổ đơn thuần là đau khổ. Hạnh phúc đơn thuần là hạnh phúc. Nóng đơn thuần là nóng, lạnh đơn thuần là lạnh. Không phải là “Tôi hạnh phúc, tôi đau khổ, tôi tốt, tôi xấu, tôi có được thứ này, tôi mất đi thứ kia.” “Ở đây có gì để người ta đánh mất chứ?” Không có gì cả. Có được là Dharma. Mất đi là Dharma. Vui vẻ và thoải mái là Dharma. Bị bệnh và khó chịu là Dharma. Nghĩa là không nên nắm giữ tất cả những điều kiện này, mà phải nhận ra chúng là gì. Nếu bạn có được niềm vui, bạn nhận ra “Ôi niềm vui không kéo dài mãi mãi”. Nếu bạn đang đau khổ, bạn nhận ra “Ôi khổ đau cũng không phải là vĩnh cửu”. “Ôi điều này tốt thật” – cũng không vĩnh cửu. “Ôi điều này tệ, tệ quá” – cũng không kéo dài mãi.
– Phật tổ đã dạy về vô thường. Đó là cách thức hoạt động của mọi thứ – chúng không nghe theo mong ước của bất cứ ai. Đó là diệu đế. Vô thường cai trị thế giới, và điều này là vĩnh hằng.
– Ví dụ, bạn có một cái bình gốm. Bạn cảm thấy nó rất tinh xảo, nhưng nhìn theo khía cạnh của chính nó, thì cái bình tồn tại rất lãnh đạm. Nó không có gì để nói, chỉ có bạn, ngừoi mang những cảm xúc về nó, sống chết vì nó. Nếu bạn không thích hay ghét nó, thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến nó. Đó là chuyện của bạn. Nó thờ ơ, nhưng bạn lại có những cảm xúc về thích và không thích rồi sau đó gắn kết vào chúng. Chúng ta đánh giá những sự việc khác nhau là tốt hay xấu. “Tốt” gây phiền nhiễu cho tâm chúng ta. “Xấu” cũng gây phiền não cho tâm chúng ta. Cả hai đều là phiền não. Chúng ta không cần phải chạy trốn đến bất cứ nơi nào, chỉ cần xem xét tại sao và suy ngẫm về thời điểm này.
– Đức Phật dạy: “Cố gắng hiểu được những gì người khác nói sẽ không thể kết thúc những hoài nghi. Người nào càng nghe nhiều, thì càng nghi ngờ nhiều. Càng nghe nhiều, thì càng trở nên lúng túng hơn thôi. Nỗi hoài nghi không phải là thứ mà người khác có thể giải quyết cho chúng ta được. Người khác chỉ có thể giải thích về nỗi hoài nghi. Việc của chúng ta là áp dụng vào những trải nghiệm của chính mình và tự mình hiểu ra những kiến thức trực tiếp.”
– Một tăng thống trước đây có lần đi đến Trung Quốc, ở đó có người đã tặng cho ông một chiếc cốc uống trà rất đẹp. Nó không giống như bất cứ thứ gì ông từng thấy trước đây. Ông nghĩ: “Ôi! Con người ở đây thực sự có lòng tin ở mình, nên đã tặng mình chiếc cốc đẹp như vậy!”. Và ngay khi ông cầm chiếc cốc trên tay, ông lập tức đau khổ. Mình nên để nó ở đâu đây? Chỗ nào an toàn để cất nó? Ông không ngừng lo sợ nó sẽ bị vỡ.
Trước khi có chiếc cốc đó, ông rất ổn. Một khi đã có nó, ông muốn đem khoe với những người ở quê nhà Thái Lan. Ông bỏ chiếc cốc vào trong giỏ và luôn miệng nhắc nhở mọi người hãy cẩn thận để chiếc cốc không bị vỡ. “Này! Xin hãy cẩn thận!” Đi đâu ông cũng phải trông chừng nó. Ông có gì ngoài khổ đau. Trước đó, nỗi khổ của ông không tồn tại, nhưng bây giờ ông mang gánh nặng khi giữ chiếc cốc này.
Nên ông lên máy bay quay trở về Thái Lan. Khi ông về đến, ông cảnh báo những nhà sư mới: “Hãy cẩn thận! Đừng để chiếc cốc bị vỡ! Mọi người hãy cẩn thận! Ở đây có đồ dễ vỡ” Cứ như vậy, ông đau khổ vì gắn kết với một chiếc cốc.
Cuối cùng, một ngày kia, thời gian dài sau đó, một nhà sư cầm chiếc cốc lên, nó trượt khỏi tay anh, vỡ tan. Vị tăng thống cảm thấy thật nhẹ nhõm. “Ôi mình được tự do rồi! Sau những năm dài đau khổ.”
– Đức Phật đã thúc giục chúng ta hết lần này đến lần khác suy ngẫm trong hiện tại: Chúng ta đến từ đâu? Tại sao chúng ta đến? Ai là người đã mang chúng ta đến đây và dẫn dắt chúng ta? Chúng ta có biết mình còn sống được mấy năm, mấy tháng nữa không? Khi rời khỏi đây, chúng ta sẽ hướng đến đâu?
– Một số người khi nghe những từ “không có gì là của tôi” và họ nghĩ nên từ bỏ tất cả tài sản của mình. Chỉ có hiểu biết hời hợt như vậy, người ta mới có thể bước vào những tranh cãi như: đó có nghĩa là gì; hay làm sao áp dụng nó. Nhưng đó là điều để suy ngẫm cẩn thận. “Đó không phải là mình” không có nghĩa là bạn sẽ kết thúc cuộc đời hay ném đi những vật bạn sở hữu. Nó có nghĩa là bạn nên từ bỏ những sự dính mắc.
– Chúng ta có thể hiểu dòng nước tĩnh không chảy. Chúng ta có thể hiểu rằng dòng nước chảy không tĩnh. Nhưng khi chúng ta tu tập, chúng ta trải nghiệm cả hai điều này cùng lúc. Tâm của một người tu tập chân chính giống như dòng nước tĩnh đang chảy hay dòng nước chảy đang tĩnh; bất cứ điều gì xảy ra trong tâm của người tu tập Dharma sẽ có tính chất này. Chỉ chảy thôi là không chính xác. Chỉ tĩnh thôi cũng không chính xác. Sau khi chúng ta đã trải nghiệm được những gì trong khi tu hành, tâm của chúng ta sẽ ở trong điều kiện dòng nước chảy mà tĩnh này.
– Trước khi bắt đầu, chúng ta nên ngồi xuống và để tâm được thoải mái. Tương tự như khi chúng ta đang may vá. Khi học cách sử dụng máy may, đầu tiên chúng ta chỉ cần ngồi vào trước máy để làm quen và cảm thấy thoải mái. Nếu chúng ta thiền định về hơi thở, đầu tiên chúng ta chỉ ngồi và thở. Không có nhận thức cố định về điều gì hết, chúng ta chỉ để ý rằng mình đang thở. Chúng ta chỉ để ý xem hơi thở có được thư thái hay không, và nó dài hay ngắn ra sao. Khi thấy được những điều này, chúng ta bắt đầu tập trung đến việc thở ra và hít vào tại ba thời điểm.
Chúng ta tập trung chú ý vào hơi thở khi nó đi qua mũi, ngực và bụng. Khi không khí đi vào, đầu tiên nó đi qua mũi, rồi đi qua lồng ngực, và điểm đến cuối cùng là bụng. Khi hơi thở đi ra, đầu tiên là bụng, giữa là lofng ngực, và cuối cùng là mũi. Chúng ta chỉ cần để ý điều này. Đó là cách bắt đầu kiểm soát tâm trí, gắn kết nhận thức vào ba điểm đầu tiên, giữa và cuối cùng của quá trình hít và và thở ra.
Chúng ta cứ thực hành như vậy cho đến khi hơi thở vào ra đều đặn. Rồi bước tiếp theo là chỉ tập trung nhận thức vào cảm giác của hơi thở tại đầu mũi và môi trên. Tại điểm này, chúng ta không quan tâm đến hơi thở dài hay ngắn mà chỉ quan tâm đến cảm giác vào và ra.
– Nguyên tắc quan trọng trong thiền là không được hoài nghi bất cứ điều gì xảy ra. Hoài nghi chỉ tăng thêm tính phức tạp. Nếu tâm sáng trong và thức tỉnh, thì đừng hoài nghi điều đó. Đó là một điều kiện của tâm. Nếu tâm đen tối và ngờ nghệch, cũng đừng hoài nghi điều đó. Chỉ cần tiếp tục rèn luyện siêng năng và không bị kẹt trong những phản ứng trước những trạng thái này. Hãy chú ý và nhận thức được chúng, đừng mang những nỗi hoài nghi về chúng. Chúng chính là bản chất của chúng.
– Khi chúng ta mới tu hành, điều quan trọng là không để quá nhiều thức đi vào giác quan, nên tốt hơn là nhắm mắt lại. Không thấy những khách thể có thể làm phân tâm và tác động đến mình, chúng ta xây dựng sức mạnh của tâm. Khi tâm mạnh mẽ, thì chúng ta có thể mở mắt, và dù có nhình thấy điều gì, cũng không thể làm chúng ta phân tâm được. Nhắm mắt hay mở mắt không còn quan trọng nữa.
– Hạnh phúc là điều được mọi người trên thế giới này mong muốn. Đau khổ thì không ai muốn hết. Niết bàn là thức nằm bên ngoài chuyện mong muốn hay không mong muốn. Không có mong ước nào liên quan đến niết bàn. Muốn có hạnh phúc, muốn thoát khỏi khổ ải, muốn vượt ra ngoài hạnh phúc và khổ đau – không có gì trong những thứ này hết. Đó là thanh tịnh.
– Dù cho con người có những tính cách khác nhau đến thế nào, dù dục vọng, ác cảm, ảo tưởng hay tự hào mà họ có như thế nào, thì Đức Phật vẫn dạy cách tu luyện để giảm thiểu những điều này và cuối cùng là kết thúc chúng. Đó là loại kiến thức tốt nhất. Trong những luật lệ của kiến thức thế tục, rất nhiều người nghiên cứu rất nhiều thứ và đạt được những loại kiến thức khác nhau. Một số người đạt được ví trí cao hơn rồi xem bản thân là quan trọng. Kết quả là con người không thể sống hoà hợp, và xã hội trở nên không hài hoà. Đó là cách vận hành của những kiến thức và điều luật bên ngoài.
– Bạn sẽ sống ở đâu? Nếu bạn muốn lời nói và hành động của mỗi người đều phải theo ý mình, thì bạn có thể ở đâu trong thế giới này? Tất cả những gì bạn có được với thái độ này là sống mòn trong những nỗi khổ đau bất tận. Nếu chúng ta dựa vào những lời nói và hành động của người khác luôn làm mình hài lòng, thì chúng ta có được hạnh phúc không?