Sách Nói Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2 – La Quán Trung

Sach-Noi-Tam-Quoc-Chi-Dien-Nghia-Tap-2-audio-book-sachnoi.cc-4

Sách Nói Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2 – La Quán Trung

Audio Book Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2 của La Quán Trung là sách nói tiểu thuyết kinh điển nằm trong Tứ đại kỳ thư của nền văn học cổ Trung Quốc. Cho đến nay Tam quốc diễn nghĩa đã trở thành danh tác thế giới bởi số lượng bản dịch và tầm phổ biến rộng khắp. Nghe Sách nói Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2 tại Sách nói Online để thấy được những nhân vật lịch sử điển hình của thời đại như Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Đổng Trác, Tôn Quyền, Chu Du… 

Giới Thiệu Sách Nói Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2

Nhắc đến Tam Quốc Diễn Nghĩa nhiều bạn đọc sẽ nhớ ngay đến 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, hay những cái tên như Tào Tháo, Đổng Trác, Lữ Bố… sẽ làm thức dậy trái tim yêu thích của bao người dành cho tác phẩm xuất sắc này. Tam Quốc Diễn Nghĩa được xem là một trong Tứ đại danh tác của nền văn học Trung Quốc, tiểu thuyết tên đầy đủ là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa.

Sach-Noi-Tam-Quoc-Chi-Dien-Nghia-Tap-2-audio-book-sachnoi.cc-5
Sách Nói Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2

Với độc giả Việt Nam, đây chính là bộ sách gối đầu giường không chỉ bởi nó có giá trị phản ánh thế cục lịch sử loạn lạc của thời Tam Quốc phân tranh, kéo dài khoảng hơn 100 năm. Mà còn ẩn chứa rất nhiều những bài học quý giá cho nhân quần như quyền mưu chiến lược, đối nhân xử thế, tình nghĩa huynh đệ, bổn phận vua tôi, tránh nhiệm và danh dự của con người trong xã hội. Cũng bởi thế mà Tam Quốc Diễn Nghĩa rất được độc giả Việt Nam yêu thích và trân trọng, lưu truyền qua hàng nghìn thế hệ độc giả mà không bao giờ đánh mất sự hấp dẫn và giá trị của tác phẩm.

Tác Giả Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2

La Quán Trung tên là Bản, tên chữ là Quán Trung, lại có biệt hiệu là “Hồ Hải tản nhân” có thể là người Thái Nguyên. Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh, ước chừng vào khoảng năm 1300 đến năm 1400 giữa thời thống trị của nhà Nguyên Thuận Đế (Thỏa Hoàn Thiếp Mộc Nhĩ) và Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương). Ông rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết. Còn có thuyết cho rằng: La Quán Trung cũng là một người tham gia soạn và chỉnh biên tác phẩm Thủy hử, đó là hai cuốn tiểu thuyết trong Tứ đại danh tác – bốn tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa. Nhiều sử gia văn học không chắc chắn rằng hai người này là một, hay là tên Thi Nại Am được dùng làm bút danh của Thủy Hử vì tác giả không muốn bị dính líu vào việc chống chính phủ như trong tác phẩm này.

Sach-Noi-Tam-Quoc-Chi-Dien-Nghia-Tap-2-audio-book-sachnoi.cc-3
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2

Ông là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh. Những tác phẩm nổi bật : Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện… Sách Nói Online gửi đến các bạn Audio book Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2 bên dưới. Chúc các bạn có những giây phút thư giãn khi nghe sách nói miễn phí tại Sách Nói Online!

Mục Lục Audio Book Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2

  1. Chương 1
  2. Chương 2
  3. Chương 3
  4. Chương 4
  5. Chương 5
  6. Chương 6
  7. Chương 7
  8. Chương 8

Sach-Noi-Tam-Quoc-Chi-Dien-Nghia-Tap-2-audio-book-sachnoi.cc-00

Nghe Sách Nói Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2 – La Quán Trung




Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2 bản giấy để ủng hộ tác giả. Cùng nghe sách nói Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2 và chia sẻ đến bạn bè người thân.

Đôi Nét Audio Book Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2

Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa audio là cuộc nội chiến tranh giành quyền lực, chiến tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt với hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác. Tiếp nối sau đó là thời kỳ tiền Xích Bích và hậu Xích Bích. Một trong những thành công lớn nhất của Tam quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật.

Sach-Noi-Tam-Quoc-Chi-Dien-Nghia-Tap-2-audio-book-sachnoi.cc-4
Audio Book Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa Tập 2
Sự quyết tâm và bản lĩnh của Lưu Bị

Lưu Bị được biết tới là quân chủ sáng lập ra cơ nghiệp chính trị Thục Hán và cũng là một đối thủ nặng ký trước những thế lực nổi danh thời bấy giờ như Tào Ngụy hay Đông Ngô. Mặc dù luôn nhận mình là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng thế nhưng sự thực là tới thời cha con Lưu Bị, gia đình ông chỉ còn lại danh nghĩa của hoàng thất chứ thực chất vẫn là tầng lớp bần nông. Nhà nghèo và mồ côi cha từ sớm, Lưu Bị cùng mẹ phải làm nghề bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống qua ngày. Cũng bởi vậy mà mỗi khi nhắc tới xuất thân của vị quân chủ ấy, không ít người thường hình dung ông là phường đan giày dệt chiếu.

Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh, một Lưu Bị với xuất thân hàn vi đã gây dựng nên đại nghiệp của nhà Thục Hán và sở hữu trong tay thế lực mà ngay tới Tào Ngụy hay Đông Ngô cũng không dám coi thường. Người sáng lập của một cơ nghiệp lớn hoàn toàn có thể đi lên từ nghề bán hàng rong nơi vỉa hè. Nói cách khác, yếu tố mấu chốt tạo nên sự thành công của một lãnh đạo không phải là xuất thân mà là tài năng, sự quyết tâm cũng như bản lĩnh của họ.

Cách đối nhân xử thế 

Trương Phi là một danh tướng thuộc tập đoàn chính trị Thục Hán và cũng là viên hổ tướng tiếng tăm dưới trướng Lưu Bị. Mặc dù có lợi thế về sức khỏe hơn người và võ lực xuất chúng, thế nhưng vị tướng họ Trương này lại có một nhược điểm chí mạng: Đó chính là sự nóng nảy, lỗ mãng. Chính nét tính cách trên đã biến ông trở thành một cấp trên nghiêm khắc và độc tài thái quá. Bản thân Lưu Bị cũng từng khuyên bảo Trương Phi rằng: “Khanh hay dùng hình phạt quá mức, lại hay đánh đập người dưới, xử phạt xong mà vẫn giữ bên mình, ấy là chuốc lấy tai vạ vậy”.

Thế nhưng Trương Phi vẫn không chịu sửa đổi. Để rồi bị thuộc hạ dưới trướng cắt thủ cấp đem xem quân Ngô xin hàng. Một người lãnh đạo khôn ngoan sẽ đối đãi tử tế với nhân viên thay vì bóc lột hay áp bức họ. Nếu chế độ quản lý nhân sự quá mức hà khắc, thứ mà bạn nhận lại sẽ chỉ là thái độ bất bình và sự phản phúc. Tới lúc đó, đội ngũ mà bạn ngày đêm tốn công sức để gây dựng sẽ phải đối mặt với tình trạng đình công tập thể hoặc chảy máu chất xám vì các nhân tài đua nhau nhảy việc.

4.9/5 - (42 votes)
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Sách Nói Nên Nghe

error: