Sách Nói Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại – Kiên Trần

Sach-Noi-Chuyen-Tau-Mot-Chieu-Khong-Tro-Lai-Kien-Tran-audio-book-sachnoi.cc3_

Sách Nói Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại – Kiên Trần

Audio Book Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại của Kiên Trần chính là “Chuyến Tàu” trong chính tâm trí bạn, sẽ đưa bạn đi đến nhiều chặng đường khác nhau. Mỗi chặng đường sẽ khiến cho bạn phải dừng lại suy nghĩ. Có chặng đường bạn đã quen thuộc rồi, bạn hãy coi chúng như một sự nhắc nhở. Nghe Sách nói Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại tại Sách nói Online để biết được bản thân cần phát triển các mối quan hệ thực tế ở bên ngoài. Chúng ta lạm dụng internet nên dẫn đến não chúng ta lười suy nghĩ và thụ động hơn…

Giới Thiệu Sách Nói Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại

Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại sẽ giúp bạn tìm thấy tự do, sự thanh thản, những chân lý nhẹ nhàng, những chân lý không nhẹ nhàng lắm, hạnh phúc, sự thông thái, sự giàu có và sự giải phóng. Trong sách có đề cập đến rất nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có vấn đề “bỏ phiếu thầm lặng” rất hay. Hằng ngày chúng ta vẫn thường bỏ những lá phiếu một cách thầm lặng mà chúng ta không hề hay biết. Ví dụ, bạn muốn giảm cân để có một thân hình gọn gàng và khỏe mạnh hơn, nhưng thay vì bỏ lá phiếu cho việc tập luyện thể dục thể thao thì bạn lại bỏ lá phiếu cho việc ăn đồ ăn nhanh, uống nước có gas, thức khuya… Đây chỉ là một ví dụ. về sự lựa chọn trong sách nói Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại đề cập đến chỉ ra sự lựa chọn một mục tiêu sống của bạn có thành công hay không.

Sach-Noi-Chuyen-Tau-Mot-Chieu-Khong-Tro-Lai-Kien-Tran-audio-book-sachnoi.cc1_
Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại – Kiên Trần

Mỗi chặng đường có những đặc trưng và điểm nhấn riêng. Chúng có thể không dài, nhưng tất cả những chặng này cộng lại đã tạo nên hẳn một con đường. Con đường mà bạn phải lên tàu để có thể đi đến đích như bạn thấy chứ không thể đi bộ. Mình muốn bạn xem việc đọc cuốn sách này giống như một hành trình và muốn bạn tận hưởng nó nhiều hơn là cố gắng hoàn thành nó cho xong. Bởi bạn nghĩ xem, việc mình viết cuốn sách này, hay mở ra con đường này trước mặt bạn, về bản chất cũng là một cuộc hành trình.

“Chuyến tàu một chiều sẽ tăng tốc giúp bạn lấy lại thế giới của chính mình. Nơi mà bạn là người có quyền kiểm soát và bạn là người có lựa chọn. Cái thế giới mà mỗi người trong chúng ta là những người tự do, toàn quyền quyết định cuộc đời, sống hết khả năng mà không sợ bị đánh giá”

Tác Giả Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại

Kiên Trần tên thật là Trần Trung Kiên, sinh năm 1992, hiện đang làm chuyên viên phân tích tại Ngân hàng Montreal (Canada). Trước đó, Kiên Trần theo học ngành Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Sach-Noi-Chuyen-Tau-Mot-Chieu-Khong-Tro-Lai-Kien-Tran-audio-book-sachnoi.cc4_
Sách Nói Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại

Kiên Trần xuất bản 3 quyển sách về chủ đề phát triển bản thân do Saigon books liên kết xuất bản. Sách Nói Online gửi đến các bạn Audio book Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại bên dưới. Chúc các bạn có những giây phút thư giãn khi nghe sách nói hay, hoàn toàn miễn phí tại Sách Nói Online!

Mục Lục Audio Book Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại

  1. Chương 1 –
  2. Chương 2 –
  3. Chương 3 –
  4. Chương 4 –
  5. Chương 5 –
  6. Chương 6 –

Sach-Noi-Chuyen-Tau-Mot-Chieu-Khong-Tro-Lai-Kien-Tran-audio-book-sachnoi.cc2_

Nghe Sách Nói Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại – Kiên Trần




Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại bản giấy để ủng hộ tác giả. Cùng nghe sách nói Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại và chia sẻ đến bạn bè người thân.

Sơ Lược Audio Book Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại

Audio Book Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại nói lên được những vấn đề ngày nay chúng ta thường gặp phải như: Sự phát triển chóng mặt của internet và những phát minh công nghệ, chúng làm cho cuộc sống chúng ta tốt hơn đồng thời cũng làm cho con người chúng ta ít suy nghĩ, vô cảm, thụ động trong công việc, thích chọn việc an nhàn, lười suy nghĩ, sáng tạo ra cái mới. Bên cạnh đó sách nói Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại còn nói về việc chúng ta quá tập trung vào mạng xã hội và cuộc sống ảo trên mạng mà quên đi bản thân cần phát triển các mối quan hệ thực tế ở bên ngoài. Chúng ta lạm dụng internet nên dẫn đến não chúng ta lười suy nghĩ và thụ động hơn…

Đối Mặt Với Công Nghệ Chưa Từng Có Trong Loài Người – Sốc Não

Những lợi ích mà tiến bộ công nghệ theo cấp số mũ mang lại là không nhỏ, nhưng hệ lụy tâm lý của nó khiến cho não bộ của chúng ta không kịp thích ứng. Hay gọi là Sốc Não. Trớ trêu thay, thời gian thay đổi quá ngắn khiến cho những cảnh báo tiêu cực mà chúng ta nghe được gần như không có sức nặng. Chúng ta dần đánh mất sự cảnh giác và thay vào đó hòa quyện hoàn toàn vào môi trường mới này với tâm thế chủ quan, thiếu chuẩn bị. Những ảnh hưởng tiêu cực mà chúng ta cảm nhận được ngày qua ngày quá nhỏ so với lợi ích tức thời ta nhận được. Đó là lý do ta đã bỏ quên những tác động dài hạn của Sốc Não.

Sach-Noi-Chuyen-Tau-Mot-Chieu-Khong-Tro-Lai-Kien-Tran-audio-book-sachnoi.cc5_
Audio Book Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại

Nếu bạn buồn chán, thay vì tắt máy và ra làm việc khác như những năm trở về trước, tay của bạn tự động bật Google Chrome và gõ Facebook.com hoặc Youtube.com rồi lướt từ lúc đó cho tới đêm khuya. Đến mức bạn không còn sức lực nữa và phải ngủ gục. Bạn cố gắng tìm kiếm hạnh phúc trên Google, tìm kiếm “tình yêu đích thực” trên Facebook. Và sau bao nhiêu năm nghĩ rằng nó là câu trả lời cho tất cả, kể cả hạnh phúc, bạn bất ngờ nhận ra bạn đang chưa thực sự hạnh phúc.

Hãy nhớ: đừng tích cực tìm kiếm câu trả lời trên Google. Bởi câu trả lời không năm ở kết quả tìm kiếm mà nằm ở hành động đơn giản mà bạn có thể làm. Và Internet, nó không phải là câu trả lời cho tất cả. Đừng lệ thuộc vào Internet để làm cuộc sống của bạn tốt lên, bạn mới là người có khả năng giúp cuộc sống của bạn tốt lên. Và bạn cần chủ động suy nghĩ trước khi sử dụng Internet. Nếu bạn đi ra ngoài đường, trên người bạn sẽ có bụi bẩn, ô nhiễm. Bạn cần phải tắm. Nếu bạn dùng Internet, đầu bạn cũng sẽ có bụi bẩn, bạn cần ngắt Internet đều đặn.

Mùi Vị Của Thành Công

Không phải ai cũng may mắn nếm được mùi vị của thành công. Nhưng nếu bạn đã nếm được rồi, bạn sẽ thấy nó ý nghĩa và thơm hơn nhiều những thú vui hằng ngày của bạn. Như xem phim cả ngày, đi chơi, ngủ nướng, tiêu tiền, cày game. Mùi vị của thành công là mùi vị bạn chỉ có thể nếm được khi bạn bỏ công sức, quyết tâm ra và đạt được nó.

Và bạn biết không, mùi vị của thành công rất khó cảm nhận nhưng nếu bạn đã một lần cảm nhận được nó, bạn sẽ chấp nhận hy sinh sự thỏa mãn ngắn hạn để đến với sự thỏa mãn dài hạn, lâu dài. Hiểu được mùi vị của thành công sẽ khiến bạn sẵn sàng bỏ ra công sức khổng lồ, đôi khi trong một thời gian dài, đôi khi phải hy sinh thú vui chơi ngắn hạn để tập trung vào làm việc, tập trung xây dựng, tập trung cung cấp giá trị, tập trung tăng chất lượng.

Bạn nên thực hành tưởng tượng cái mùi vị của sự thành công mỗi ngày. Điều mà bạn thực sự muốn. Thực sự theo đuổi. Điều thực sự thay đổi con người bạn. Điều thực sự mang tự do và hạnh phúc đến cho bạn. Tưởng tượng càng chi tiết, bạn sẽ càng dễ bỏ những thú vui nhỏ nhặt. Bạn sẽ càng chấp nhận hy sinh và lao đầu vào làm việc; dù việc đó chưa chắc khiến bạn cảm thấy thú vị trong thời điểm hiện tại, nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn trong tương lai. Vậy cuối tuần này bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ cày phim, cày game, nhậu nhẹt như mọi tuần hay tập trung vào một thứ gì đó khác?

Những Hệ Tư Duy Độc Hại

Ở trong nhiều chương của cuốn sách, tác giả chia sẻ về những hệ tư duy độc hại. Nó khá phổ biến và không tốt cho quá trình phát triển bản thân của chúng ta.

1. Fast food thinking – hệ tư duy thức ăn nhanh

Thứ bạn NGHĨ rằng bạn muốn nhưng thực ra không phải thứ bạn THỰC SỰ muốn chính là Fast Food Thinking, hay tư duy thức ăn nhanh. Rất nhiều khi chúng ta đặt ra cho bản thân mục tiêu rất to lớn, nhưng lại chọn những món Fast Food như dành cả ngày xem phim, Youtube hay lướt Facebook. Bởi lợi ích hay khoái cảm bạn nhận được gần như ngay lập tức thay vì bạn phải chờ rất lâu – như trở thành một người bạn THỰC SỰ mong muốn. Đó là lý do tại sao việc bạn tưởng tượng ra cảnh mình đạt được thứ mình THỰC SỰ mong muốn là rất quan trọng. Bạn phải cố gắng hình dung rõ ràng về lợi ích của nó nếu không bạn sẽ dễ dàng chọn Fast Food.

2.The wandering mindset – tư duy lang thang trên đường đời

Chúng ta rất dễ dàng trở thành một người lang thang nếu mục tiêu sống không cụ thể, hoặc không có lý tưởng sống lớn hơn bản thân mình. Người lang thang sống theo bản năng sinh tồn ngắn hạn và muốn bớt gánh nặng suy nghĩ nhất có thể. Muốn an ổn, ít suy nghĩ, ít trách nhiệm và đặc biệt thích được mất tập trung. Nếu bạn là một người lang thang và mong muốn trở thành người tập trung, có mục đích sống rõ ràng, hãy hiểu rằng thời gian đầu không hề đơn giản. Bạn phải liên tục nghĩ về mục đích sống của mình. Bạn phải cẩn thận với những lần bạn muốn “xõa”. Xõa ngủ, xõa lướt mạng xã hội, xõa đi chơi, xõa mua sắm, xõa mục tiêu dài hạn. Bạn hãy nhớ cái giá của xõa và lang thang chính là số năm cuộc đời của bạn. Bạn đang hoán đổi tư duy với một người già.

3. Tư duy dồi dào và khan hiếm

Nhiều người có tư duy khan hiếm hay còn gọi là tư duy miếng bánh. Nếu người khác giành được phần nhiều của miếng bánh tức là bản thân mình bị thiệt thòi hơn vì miếng bánh chỉ có vậy. Nhiều người khó chịu khi cho rằng 1% dân số chiếm 50% tổng tài sản trên toàn cầu. Họ nghĩ rằng đây là sự bất công, và 1% dân số này nên chia đều tài sản cho 99% chúng ta. Nhưng nhờ nhóm 1% này, mức sống của chúng ta được nâng lên, không phải nghiễm nhiên ta được gọi facetime miễn phí và sử dụng đường truyền 150Mbps với mức phí chỉ bằng 1/100 thu nhập. Vì vậy ngay hôm nay nếu bạn vẫn còn tư duy khan hiếm, hãy thay thế bằng tư duy dồi dào. Bạn nhìn đâu cũng thấy cơ hội kiếm tiền, nhìn đâu cũng thấy tài nguyên hay tiềm năng bạn có thể khai thác, thay vì nhìn đâu cũng thấy khó khăn.

Sach-Noi-Chuyen-Tau-Mot-Chieu-Khong-Tro-Lai-Kien-Tran-audio-book-sachnoi.cc3_
Audio Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại
4.Hệ tư duy về hưu

“Về hưu” là khái niệm khuyến khích tư duy chần chừ và từ bỏ lao động. Hai thứ nguy hiểm dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Điều này dẫn đến việc bạn dành tuổi trẻ chần chừ không dám hành động hay ước mơ lớn rồi chấp nhận một cuộc đời chậm rãi, đều đều ổn định cho đến năm 65 tuổi. Hãy thay từ “về hưu” bằng tự do tài chính. Có những người tự do tài chính nhưng vẫn không bao giờ “nghỉ hưu”. Họ vẫn cống hiến, sống bằng đam mê, và tạo giá trị cho xã hội mỗi ngày. Hay nói cách khác họ làm việc mỗi ngày. Ví dụ như tỷ phú Jeff Bezos giàu nhất thế giới nhưng vẫn dẫn dắt tập đoàn Amazon. Ông tự do tài chính nhưng không về hưu. Giấc mơ về hưu nên được xóa khỏi não của chúng ta vì đó không phải là ước mơ chúng ta muốn hướng tới.

5.Hệ tư duy nạn nhân

Hệ tư duy nạn nhân (victim mindset) là một căn bệnh có ở khắp mọi nơi và ở nhiều dạng khác nhau. Ở Việt Nam, một cụm từ được lạm dụng khá nhiều là “vì hoàn cảnh gia đình nên…”. Nếu lúc nào cũng đổ thừa cho hoàn cảnh gia đình để bào chữa cho sự thiếu cố gắng và thất bại, bạn sẽ có tư duy chấp nhận và không vượt qua được giới hạn mà bạn tự đặt ra. Chúng ta không phải robot trong nhà máy, chúng ta đa dạng và độc đáo. Điều này sẽ không bao giờ thay đổi. Thay vì luôn coi bản thân mình là nạn nhân, hãy trưởng thành hơn, nghĩ thoáng hơn, và nhận trách nhiệm về mình.

6. Hệ tư duy “cái gì cũng có hai mặt”

“Cái gì cũng có hai mặt” là một câu nói được lạm dụng gần như mặc định ngày nay. Ví dụ thay vì đấu tranh chống lại sự lười biếng, chúng ta cố gắng tìm ra mặt tốt của nó. Lười biếng cũng không hẳn quá tệ, người lười biếng thường thông minh hơn và nghĩ ra nhiều giải pháp thông minh hơn. Nhưng công bằng mà nói, sự lười biếng mang lại cho bạn nhiều thiệt hại hơn, bất chấp mặt tốt mà nhiều người hay thậm chí một số nghiên cứu khoa học nêu ra. Tất nhiên tư duy hai mặt không xấu hoàn toàn. Có những thứ có hai mặt và bạn cần phải nhìn cả hai mặt. Chỉ cần bạn không lạm dụng tư duy này vào những thứ mang tính gần như tuyệt đối vì sự gần như tuyệt đối được chia đều 50-50, thế giới của bạn sẽ bị bóp méo đáng kể và các quyết định của bạn không còn đúng đắn nữa.

Hạnh phúc của một người cha không đến từ việc mua cho cha đôi giày Nike vài trăm đô để thể hiện tình yêu thương. Nó đến từ việc để ý giày của cha đã ngấm bùn và lôi ra giặt, rồi đem ra phơi.
Không Sống Hết Mình Nghĩa Là Phụ Bạc Cha Mẹ

“Nếu em không biết đam mê sở thích của mình là gì, em không cảm thấy cuộc sống xung quanh em tích cực, em không có mục tiêu phấn đấu cho bản thân mình, nghĩa là em đã lãng phí cuộc sống quý già mà cha mẹ đã trao cho em.” Đó là lời nhắn của tác giả tới một người em 18 tuổi ở cùng nhà.

Phần nhiều chúng ta không dám ước mơ, không dám thực hiện ước mơ hoặc thậm chí không dám tìm hiểu ước mơ. Chúng ta nghĩ rằng an phận, trốn tránh ngày qua ngày thì cuộc đời sẽ êm xuôi và không cảm thấy tội lỗi. Những hãy trả ơn nuôi dưỡng cho cha mẹ trước hết bằng việc xem trọng và đối xử thật tử tế với bản thân. Nếu bạn thờ ơ, coi thường bản thân, nói thẳng ra, bạn đang bất hiếu. Bạn đang làm trái điều cha mẹ bạn kỳ vọng. Cha mẹ bạn không bỏ ra hàng chục năm công sức và tiền nuôi dưỡng một con người lúc nào cũng chán đời, thích an phận, không có cái nhìn vào tương lai. Bạn không cần điểm số cao, bạn cũng không cần phải giàu có và thành đạt, phải trở thành ông nọ bà kia để báo hiếu. Bạn chỉ cần coi trọng bản thân trước. Bạn biết rõ sở thích cá nhân của bạn là gì. Bạn tích cực thay vì mệt mỏi chán chường và tỏ ra tiêu cực. Đừng để cho cuộc đời bạn kết thúc như một sự lãng phí mà lẽ ra bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn được.

Có một câu nói trên mạng rất hot như thế này “tốc độ thành công của bạn phải nhanh hơn tốc độ già đi của bố mẹ”. Câu nói này đúng, không sai. Tuy nhiên hạnh phúc của cha mẹ không phức tạp và dài hạn như ta vẫn nghĩ. Chúng ta thường nghĩ phải giàu, thành công, giỏi giang để làm mẹ cha vui. Nhưng đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ, những cử chỉ yêu thương, hỏi han, quan tâm cũng làm cho họ ấm lòng.

Nó chỉ đơn giản là sự quan tâm chân thành, đến từ sự yêu thương vô điều kiện từ những thứ gần gũi nhất. Nó không phải việc mời cha một bữa sushi hay đồ nướng vài triệu ở Royal City. Nó đến từ bữa cơm gia đình quây quần, nói chuyện, cười đùa bên nhau.

4.9/5 - (37 votes)
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Sách Nói Nên Nghe

error: