Sách Nói Giận – Thích Nhất Hạnh

Sach-Noi-Gian-Thich-Nhat-Hanh-audio-book-sachnoi.cc5_

Sách Nói Giận – Thích Nhất Hạnh

Audio Book Giận của thiền sư Thích Nhất Hạnh là sách nói kỹ năng sống hay nên nghe. Khi ta giận, khi một ai đó làm cho ta giận, ta phải trở về với thân tâm và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Không nên làm gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi… Sách nói Giận tại Sách nói Online mở ra cho ta những khả năng kỳ diệu, nhưng lại rất dễ thực hành để ta tự mình từng bước…thoát khỏi cơn giận và sống đẹp với xã hội quanh mình.

Giới Thiệu Sách Nói Giận

Khi Giận được xuất bản tại Hoa Kỳ, đã trở thành quyển sách bán chạy nhất. Tại Hàn Quốc, quyển sách này đã bán được 1 triệu bản trong vòng 11 tháng. Rất nhiều độc giả nhờ đọc sách này mà đã điều phục được tâm mình, sử dụng ái ngữ lắng nghe để hoà giải với người thân, đem lại hạnh phúc trong gia đình và trong cộng đồng của họ.

Sach-Noi-Gian-Thich-Nhat-Hanh-audio-book-sachnoi.cc1_
Giận – Thích Nhất Hạnh

Giận là sách nói hay nên nghe để chuyển hóa sân hận thành năng lượng tích cực. Theo ý của Thiền sư, sân hận không phải cơn cảm xúc để chế ngự, và nhất định không phải kẻ thù chúng ta cần phải tuyên chiến. Ngược lại, nó phải được chấp nhận một cách hiền hòa, cần được mỗi người chăm sóc. Qua sách, tác giả giải thích cho người đọc cách làm thế nào để có thể vượt qua những cảm xúc có thể làm nhiều người đau đớn, khổ sở. Ngoài ra, góc nhìn của Thích Nhất Hạnh, trong một nghĩa nào đó, mang màu sắc tâm lý, triết học khi giúp người đọc nhận ra những cơn giận của họ ở tầm ý nghĩa rộng lớn, vừa tích cực vừa tiêu cực trong bối cảnh cuộc sống của con người nói chung.

Tác Giả Giận

Tác giả Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam. Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire.

Sach-Noi-Gian-Thich-Nhat-Hanh-audio-book-sachnoi.cc2_
Sách Nói Giận

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn. Một số tác phẩm của của Thiền sư Thích Nhất Hạnh như: Hạnh Phúc Mộng Và Thực,Tâm tình với Đất mẹ, Giận, Từng bước nở hoa sen, Đường Xưa Mây Trắng, Gieo trồng hạnh phúc, Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng , Nẻo về của ý, Bông hồng cài áo, Trái tim của Bụt… Sách Nói Online gửi đến các bạn Audio book Giận bên dưới. Chúc các bạn có những giây phút thư giãn khi nghe sách nói hay, hoàn toàn miễn phí tại Sách Nói Online!

Mục Lục Audio Book Giận

  1. Chương 1
  2. Chương 2
  3. Chương 3
  4. Chương 4
  5. Chương 5
  6. Chương 6
  7. Chương 7

Sach-Noi-Gian-Thich-Nhat-Hanh-audio-book-sachnoi.cc4_

Nghe Sách Nói Giận – Thích Nhất Hạnh




Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách Giận bản giấy để ủng hộ tác giả. Cùng nghe sách nói Giận và chia sẻ đến bạn bè người thân.
Nếu bạn cảm thấy Sách Nói Online mang lại lợi ích tích cực cho cuộc sống của mình, hãy mời tôi 1 tách cafe! 🙂  Buy me a coffeeBuy me a coffee

Review Audio Book Giận

Để khái quát về Giận chỉ cần 4 từ, đó là “Thâm thúy” nhưng “Bình dị”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho mỗi người đọc tự tìm hiểu mình từ trong sâu thẳm nhất của mỗi con người chúng ta. Nhưng không vội! Chúng ta đã trải qua mấy chục năm cuộc đời mà còn chẳng hiểu nổi mình. Vậy thì một cuốn sách sẽ giúp chúng ta được điều gì?  Thích Nhất Hạnh nêu ra các biện pháp cụ thể để làm vơi xung đột giữa người với người do sân hận gây ra. Là người phương Tây không theo đạo nào, tôi vẫn hiếu kỳ về những nhân sinh quan khác nhau qua lăng kính tôn giáo. Điều này thúc đẩy tôi tiếp cận đạo Phật qua nhiều góc nhìn. Khi còn ở Australia, tôi đã đọc ba, bốn đầu sách về triết học phật giáo và nguồn gốc, lịch sử của đạo phật.

Sach-Noi-Gian-Thich-Nhat-Hanh-audio-book-sachnoi.cc3_
Audio Book Giận

Thích Nhất Hạnh quan niệm rằng sự khác nhau giữa người và người về cơ bản là ảo tưởng và sân hận khiến cho nó có tác động nghiêm trọng hơn. Tôi càng giận người khác thì tôi (từ góc nhìn Phật giáo) càng quên đi người đó giống tôi thế nào – bỏ qua là người đó, trong một nghĩa nào đó, chính là “tôi”. Kẻ thù tạm thời (cũng có thể về dài hạn) có vẻ khác tôi hoàn toàn: là nguyên nhân cho cảm giác khó chịu của tôi, là người thao túng, hạnh hạ, bóc lột tôi, hơn nữa là người xứng đáng để bị trừng phạt vì những hành động hằn học của mình… Còn thực tế, kẻ đó thường giống tôi, vừa giận vừa đau khổ như tôi. Tôi càng công nhận điều đó, thông cảm cho người đó, chăm sóc và chuyển hóa cơn giận của người đó lẫn cơn giận của tôi thì khả năng xung đột sẽ chấm dứt, sự kết nối giữa cả hai sẽ cao hơn…

Mặt khác, nó cũng có thể thúc đẩy một số người cư xử với kẻ khác bằng sự độ lượng, cảm thông gần như mầu nhiệm. Theo ý của Thích Nhất Hạnh, sân hận không phải cơn cảm xúc để chế ngự, và nhất định không phải kẻ thù chúng ta cần phải tuyên chiến. Ngược lại, nó phải được chấp nhận một cách hiền hòa, cần được mỗi người chăm sóc.Qua sách, tác giả giải thích cho người đọc cách làm thế nào để có thể vượt qua những cảm xúc có thể làm nhiều người đau đớn, khổ sở. Ngoài ra, góc nhìn của Thích Nhất Hạnh, trong một nghĩa nào đó, mang màu sắc tâm lý, triết học khi giúp người đọc nhận ra những cơn giận của họ ở tầm ý nghĩa rộng lớn, vừa tích cực vừa tiêu cực trong bối cảnh cuộc sống của con người nói chung.

Hai mặt của cơn giận (hay “sân hận”), cả tích cực và tiêu cực, là trọng tâm mạch suy nghĩ của Thích Nhất Hạnh trong sách. Sự tức giận khiến cho người ta khổ, khiến người ta có cảm giác bị áp đặt hay hiểu lầm, đe dọa đến mối quan hệ thân mật giữa vợ chồng hoặc cha mẹ và con cái, sự kết nối giữa người và người bị cắt đứt.

“Chánh niệm” là phương pháp để thực hiện điều đó. Nếu một người có thể chuyển hóa sân hận của mình bằng cách đó, họ có nhiều cơ hội để sống ý nghĩa hơn.

Thích Nhất Hạnh quan niệm rằng sự khác nhau giữa người và người về cơ bản là ảo tưởng và sân hận khiến cho nó có tác động nghiêm trọng hơn. Tôi càng giận người khác thì tôi (từ góc nhìn phật giáo) càng quên đi người đó giống tôi thế nào – bỏ qua là người đó, trong một nghĩa nào đó, chính là “tôi”. Kẻ thù tạm thời (cũng có thể về dài hạn) có vẻ khác tôi hoàn toàn: là nguyên nhân cho cảm giác khó chịu của tôi, là người thao túng, hạnh hạ, bóc lột tôi, hơn nữa là người xứng đáng để bị trừng phạt vì những hành động hằn học của mình.

Còn thực tế, kẻ đó thường giống tôi, vừa giận vừa đau khổ như tôi. Tôi càng công nhận điều đó, thông cảm cho người đó, chăm sóc và chuyển hóa cơn giận của người đó lẫn cơn giận của tôi thì khả năng xung đột sẽ chấm dứt, sự kết nối giữa cả hai sẽ cao hơn.

Ưu điểm của sách, ít nhất với tôi, là cách Thích Nhất Hạnh đề xuất biện pháp cụ thể để làm vơi những xung đột giữa người với người do sân hận gây ra. Ông dường như chứng minh rằng đạo phật có sẵn một cái (có thể gọi là) “kỹ thuật tinh thần” để đối phó với cảm xúc tiêu cực – đủ loại phương tiện để lấy Bụt làm gương, chứ không phải lấy làm nhân vật siêu tự nhiên để sùng bái.

Ông trình bày nhiều cách để thực tập chánh niệm dành cho những người đang giận hay đang đương đầu với cơn giận của người khác. Ông khuyến khích người đọc làm nổi bật những nguồn ý nghĩa hiện tại chung quanh – vốn bị sân hận làm mờ đi. Ông trình bày những lời nói cụ thể mà một người đang giận có thể dùng để cho kẻ khác biết mình đang giận mà không khiến kẻ đó có cảm giác bị buộc tội.

Trong chương áp cuối, ông còn đưa ra một mô hình để cho sân hận “lưu hành” trong tâm thức mình – thường xuyên mời nó theo nghĩa bóng vào “phòng khách” và cư xử như khách, với lòng thân thiện và từ bi. Thích Nhất Hạnh có tài nghĩ ra cách ví von đơn giản nhưng không sáo rỗng, đầy hình ảnh ẩn dụ. Hình ảnh của cơn giận là khách mời từ nhà hầm tâm thức lên là một thí dụ. Truyện cổ tích Tú Uyên và Giáng Kiều được ông viết lại thành truyện ngụ ngôn hiện đại, mang màu sắc phật giáo, là một ví dụ khác.

Tuy vậy, tôi nghi ngờ một chút khi Thích Nhất Hạnh lý luận rằng cách hiệu quả nhất để giải quyết những xung đột có tầm xã hội hay quốc tế là cả thế giới quy y vào cửa phật và thực tập chánh niệm. Cách chuyển hóa sân hận này có thể hay nhưng không thực tế lắm. Có lẽ, tôi phải đọc tiếp các tác phẩm của Thích Nhất Hạnh, cũng như tìm hiểu thêm về phật giáo, để tìm ra câu trả lời.

4.8/5 - (49 votes)
1 Comment
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
trackback
Sách Nói Giận – Thích Nhất Hạnh

[…] Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi… Sách nói Giận tại Sách nói Online mở ra cho ta những khả năng kỳ diệu, nhưng lại rất dễ […]

Sách Nói Nên Nghe

error: